March 28, 2024

Giấc mơ là một trong những hiện tượng còn nhiều bí ẩn cần phải khám phá. Những câu hỏi như: “Tại sao những giấc mơ xảy ra?”, “Nguyên nhân tạo ra chúng?”, “Chúng ta có thể kiểm soát giấc mơ không?”, “Chúng có ý nghĩa gì?” luôn là sự thắc mắc của nhiều người. 

Giấc mơ tưởng chừng như chỉ là những đoạn hình ảnh vu vơ được tái hiện trong giấc ngủ. Nhưng sự thật nó có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và đời sống của con người. Bài viết sau đây Vivu sẽ cung cấp thêm cho bạn những khám phá thú vị và bổ ích về giấc mơ. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Giấc mơ là gì?

Nguồn: Pixabay

Theo American Sleep Association, giấc mơ được giải thích là một chuỗi liên tiếp của các loại cảm giác, cảm xúc, ý tưởng và hình ảnh. Chúng xảy ra một cách không có chủ ý trong tâm trí của con người. Và chúng xảy ra trong các giai đoạn nhất định của giấc ngủ. Chúng ta không thực sự hiểu mục đích và nội dung của những giấc mơ là gì. Nó có có thể mang tính giải trí, vui vẻ, lãng mạn hoặc gây sự lo lắng, đáng sợ và kỳ quái.

Những sự thật thú vị

Nguồn: Pixabay
  • Nhiều người không nhớ là mình đã mơ, nhưng sự thật họ mơ từ 3 đến 6 lần mỗi đêm
  • Giấc mơ thường kéo dài từ 5 đến 20 phút
  • Khoảng 95% giấc mơ bị lãng quên vào thời điểm họ rời khỏi giường
  • Nằm mơ có thể giúp bạn phát triển trí nhớ lâu dài.
  • Người mù thường có các giấc mơ liên quan đến các giác quan như thính giác, vị giác, …

Những giấc mơ có đại diện cho những ước muốn viển vông?

Có một số giả thuyết giải thích về lý do tại sao chúng ta mơ. Những giấc mơ chỉ đơn thuần là một phần của chu kỳ giấc ngủ, hay chúng phục vụ một số mục đích khác?

Nguồn: Pixabay

Theo các nghiên cứu đã được công bố thì các giấc mơ:

  • Đại diện cho những mong muốn vô thức
  • Giải thích các tín hiệu ngẫu nhiên từ não và cơ thể trong khi ngủ
  • Tổng hợp và xử lý thông tin thu thập được trong ngày
  • Hoạt động như một hình thức trị liệu tâm lý của não bộ

Từ bằng chứng và phương pháp nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu cũng đã suy đoán rằng giấc mơ phục vụ các chức năng sau:

  • Tái xử lý bộ nhớ, trong đó não bộ tổng hợp các nhiệm vụ học tập và ghi nhớ
  • Chuẩn bị cho các mối đe dọa có thể xảy ra trong tương lai
  • Mô phỏng nhận thức về trải nghiệm cuộc sống thực, vì mơ là một phần của tâm trí hoạt động khi đang ngủ
  • Giúp đỡ phát triển nhận thức
  • Phản ánh chức năng tâm thần vô thức, xử lý quá khứ và chuẩn bị cho tương lai
  • Một không gian tâm lý nơi các khái niệm áp đảo, mâu thuẫn hoặc rất phức tạp có thể xích lại gần nhau

Chu kì của giấc ngủ và sự hình thành nên một giấc mơ

Nguồn: Unsplash

Giai đoạn 1: Ngủ li bì, mắt chuyển động chậm và hoạt động cơ giảm. Giai đoạn này hình thành trong khoảng 4 – 5% tổng số giấc ngủ.

Giai đoạn 2: Chuyển động của mắt dừng lại và sóng não trở nên chậm hơn. Thỉnh thoảng xảy ra các đợt bùng phát sóng nhanh được gọi là trục quay khi ngủ. Giai đoạn này hình thành từ 45 – 55% phần trăm tổng số giấc ngủ.

Giai đoạn 3: Sóng não cực kỳ chậm được gọi là sóng delta bắt đầu xuất hiện. Nó xen kẽ với các sóng nhỏ hơn, nhanh hơn. Giai đoạn này chiếm 4 – 6% tổng số giấc ngủ.

Giai đoạn 4: Bộ não hầu như chỉ tạo ra sóng delta. Rất khó để đánh thức ai đó trong giai đoạn 3 và 4, gọi chung là “ngủ sâu”. Giai đoạn này không có cử động mắt hoặc hoạt động cơ bắp. Trong giai đoạn này, nếu bị đánh thức khi đang ngủ sâu thì sẽ cảm thấy mất phương hướng trong vài phút khi thức dậy. Giai đoạn này chiếm thành 12 – 15% tổng số giấc ngủ.

Giai đoạn 5: Giai đoạn này được gọi là chuyển động mắt nhanh (REM). Hơi thở trở nên nhanh hơn, không đều và nông hơn, mắt giật nhanh theo nhiều hướng khác nhau và các cơ tay chân bị tê liệt tạm thời. Nhịp tim tăng, huyết áp tăng. Khi mọi người thức giấc trong giấc ngủ REM, họ thường mô tả những câu chuyện kỳ ​​quái và phi logic. Đây chính là những giấc mơ. Giai đoạn này chiếm 20 – 25% tổng thời gian ngủ.

Những nhân vật, sự vật xuất hiện trong giấc mơ

Nguồn: Unsplash

Một nghiên cứu thực hiện đối với 320 người lớn đã cho thấy rằng:

  • 48% nhân vật đại diện cho một người được đặt tên mà người mơ đã biết
  • 35% nhân vật được xác định theo vai trò xã hội của họ (ví dụ, cảnh sát) hoặc mối quan hệ với người mơ mộng (chẳng hạn như bạn bè).
  • 16% nhân vật không được nhận thức và không có bất kỳ sự tên tuổi nào.

Trong số các nhân vật được đặt tên:

  • 32% được xác định bằng vẻ bề ngoài
  • 21% được xác định bằng hành vi
  • 45% được nhận dạng bằng khuôn mặt
  • 44% được xác định bằng cách “chỉ biết”

Một nghiên cứu khác cho thấy tình cảm và niềm vui thường được liên kết với các nhân vật đã biết. Các phát hiện cho thấy rằng vỏ não phía trước trán, có liên quan đến trí nhớ ngắn hạn. Nó ít hoạt động hơn trong não khi mơ so với khi còn thức. Trong khi các khu vực rìa não và dưới vỏ não hoạt động nhiều hơn.

Ký ức

Nguồn: Pixabay

Nhiều người thường có các ký ức không mong muốn bị đè nén trong tâm trí. Những giấc mơ giúp giảm bớt sự kìm nén bằng cách cho phép những ký ức này tái hiện và được giải quyết.

Một nghiên cứu khác cho thấy rằng giấc ngủ không giúp ích gì người ta quên đi những ký ức không mong muốn. Thay vào đó, giấc ngủ REM thậm chí có thể chống lại sự ức chế tự nguyện của ký ức, giúp chúng dễ dàng được chấp nhận hơn.

Các phát hiện của một nghiên cứu gợi ý rằng:

  • Xử lý các ký ức thành giấc mơ mất một chu kỳ khoảng 7 ngày
  • Những quá trình này giúp tăng cường các chức năng của thích ứng cảm xúc xã hội và củng cố trí nhớ

Các loại trí nhớ và mối liên hệ với giấc mơ

Nguồn: Pixabay

Có hai loại trí nhớ có thể tạo thành nền tảng của một giấc mơ. Đó là:

  • Ký ức tự truyện hoặc ký ức lâu dài về bản thân
  • Ký ức ngắn là những ký ức hoặc sự kiện cụ thể

Các nhà nghiên cứu cho rằng những ký ức về trải nghiệm cá nhân được chọn lọc trong quá trình mơ. Mục đích là để tích hợp những ký ức này vào bộ nhớ lâu dài của trí não. Góp phần tạo thành các giấc mơ. Một giả thuyết cho rằng chúng phản ánh trải nghiệm cuộc sống khi thức dậy. Tóm lại, các triệu chứng và vấn đề ban ngày của họ được phản ánh trong những giấc mơ.

Chủ đề

Nguồn: Pixabay

Các chủ đề của giấc mơ có thể liên quan đến việc ngăn chặn những suy nghĩ không mong muốn. 

Một nghiên cứu nhỏ thực hiện với 15 người ngủ ngon được với yêu cầu loại bỏ những suy nghĩ không mong muốn 5 phút trước khi ngủ. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng ngày càng có nhiều giấc mơ về ý nghĩ không mong muốn và xu hướng có nhiều giấc mơ đau buồn hơn. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kích thích bên ngoài xuất hiện trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến nội dung cảm xúc của giấc m. Cho đến nay, nội dung của các giấc mơ điển hình nhất đã được nghiên cứu được xác định là về các chủ đề như:

  • Trường học, giáo viên và học tập
  • Bị truy đuổi hoặc đuổi người khác
  • Rơi
  • Đến muộn
  • Một người đang sống ở thực tại đang chết
  • Một người bây giờ đã chết đang sống
  • Bay lên trong không trung
  • Thi trượt
  • Đang trên bờ vực của sự sụp đổ

Một số chủ đề dường như thay đổi theo thời gian. Ví dụ, từ năm 1956 đến năm 2000, có tăng tỷ lệ phần trăm của những người cho biết họ đang bay trong giấc mơ. Điều này có thể phản ánh sự gia tăng đi lại bằng đường hàng không.

Hiện tượng quên đi giấc mơ

Nguồn: Pixbay

Các nghiên cứu về hoạt động của não cho thấy hầu hết những người trên 10 tuổi đều mơ từ 4 đến 6 lần mỗi đêm, nhưng một số người hiếm khi nhớ mình đã mơ.

Người ta thường nói rằng 5 phút sau khi thức giấc, mọi người đã quên 50% nội dung của nó. Và 5 phút tếp theo, con người đã quên mất 90% nội dung của nó.

Hầu hết chúng hoàn toàn bị lãng quên vào thời điểm ai đó thức dậy, nhưng không biết chính xác lý do tại nó lại khó nhớ đến vậy.

Các bước có thể giúp cải thiện khả năng nhớ lại giấc mơ, bao gồm:

  • Thức dậy một cách tự nhiên và không bằng chuông báo thức
  • Tập trung vào giấc mơ càng nhiều càng tốt khi thức dậy
  • Viết ra càng nhiều càng tốt về giấc mơ khi thức dậy
  • Biến việc ghi lại những giấc mơ trở thành một thói quen

Ai có thể nhớ những giấc mơ?

Nguồn: Unsplash

Có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc ai nhớ được giấc mơ của họ, bao nhiêu giấc mơ vẫn còn nguyên vẹn và nó sống động như thế nào.

Tuổi tác: Theo thời gian, một người có thể trải qua những thay đổi về thời gian ngủ, cấu trúc và hoạt động điện não đồ (EEG).

Sự nhớ lại giảm dần từ khi bắt đầu trưởng thành, nhưng không giảm dần ở độ tuổi lớn hơn. Nó cũng trở nên ít dữ dội hơn. Sự tiến hóa này xảy ra nhanh hơn ở nam giới so với nữ giới, với sự khác biệt về giới tính.

Giới tính: Một nghiên cứu được thực hiện đối với 108 nam và 110 nữ chỉ ra rằng không tìm thấy sự khác biệt giữa mức độ gây hấn, thân thiện, giới tính, nhân vật nam hoặc quần áo có trong giấc mơ.

Tuy nhiên, những giấc mơ của phụ nữ đặc trưng một số cao hơn của các thành viên trong gia đình, trẻ sơ sinh, trẻ em và môi trường trong nhà hơn là của nam giới.

Rối loạn giấc ngủ : Hồi tưởng giấc mơ tăng cao ở những bệnh nhân bị mất ngủ và giấc mơ của họ phản ánh sự căng thẳng liên quan đến tình trạng của họ.

Giấc mơ có thể dự đoán tương lai?

Nguồn: Pixabay

Một số giấc mơ có thể dự đoán các sự kiện trong tương lai. Thông thường, điều này là do sự trùng hợp, một ký ức được ghi nhớ sai hoặc tâm trí vô thức kết nối thông tin đã biết với nhau.  Chúng có thể giúp mọi người tìm hiểu thêm về cảm xúc, niềm tin và giá trị của họ. Những hình ảnh, biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ sẽ có những ý nghĩa và mối liên hệ riêng với mỗi người.

Kết luận

Giấc mơ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Một thói quen sống tốt sẽ giúp cho giấc ngủ ngon hơn. Và những trải nghiệm tốt trong cuộc sống sẽ giúp những giấc mơ đẹp hơn. 

Cố gắng giải tỏa những áp lực trong cuộc sống bằng cách cân bằng thời gian làm việc và giải trí sẽ giúp bạn cải thiện những vấn đề về giấc ngủ và giúp bạn nâng cao được chất lượng cuộc sống.